BỆNH BẠCH HẦU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? Cuối tháng 6 vừa qua tại Nghệ an có một ca tử vong do bệnh bạch hầu tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ an. Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh bạch hầu nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày. Biểu hiện: sốt, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Những biến chứng khi mắc bệnh bạch hầu: Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 5-10% nếu xảy ra biến chứng và không điều trị kịp thời. Đặc biệt là biến chứng tim mạch, suy đa tạng. Mọi người cần chú ý các triệu chứng (mô tả bên dưới) để đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Các biên pháp phòng chống bệnh bạch hầu (xem chi tiết ở phía dưới) Tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng bằng khăn sạch hoặc khuỷu tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Khi có dấu hiệu mắc bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm, và điều trị kịp thời. Bệnh viện Quận 7 – 101 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Cập nhật ngày:   15/07/2024
|
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? Cuối tháng 6 vừa qua tại Nghệ an có một ca tử vong do bệnh bạch hầu tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ an. Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh bạch hầu nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày. Biểu hiện: sốt, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Những biến chứng khi mắc bệnh bạch hầu: Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 5-10% nếu xảy ra biến chứng và không điều trị kịp thời. Đặc biệt là biến chứng tim mạch, suy đa tạng. Mọi người cần chú ý các triệu chứng (mô tả bên dưới) để đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Các biên pháp phòng chống bệnh bạch hầu (xem chi tiết ở phía dưới) Tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng bằng khăn sạch hoặc khuỷu tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Khi có dấu hiệu mắc bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm, và điều trị kịp thời. Bệnh viện Quận 7 – 101 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
|